Loài kiến nguy hiểm nhất Việt Nam – Kiến ba khoang là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lở loét về da, thậm chí mù tạm thời vì tự chữa trị khi bị kiến đốt. Vậy làm thế nào để biết tác hại của loài côn trùng này, cách phòng tránh và xử lý khi bị kiến ba khoang tấn công?
Nguy hiểm khi độc tố dính vào mắt
Theo các nhà khoa học Viện Sốt rét – Ký sinh trùng, kiến ba khoang đã có ở Việt Nam cách đây nhiều năm, thường sống ở các khu chung cư cao tầng: Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh…nơi gần với cánh đồng lúa. Mùa thu mật độ kiến nhiều hơn so với các tháng khác.
Độc tố pedirine trong kiến làm da tổn thương nổi bọng nước, rát rất khó chịu, khi vỡ sẽ lây lan rộng, khi chạm vào da sẽ cộng sinh dính vào và gây tổn thương cho da. Trẻ em đi chơi tối, người làm việc dưới ánh đèn hay bị kiến rơi vào cổ, mặt, thân mình… gây tổn thương. Loài kiến này rất khó diệt bằng những loại thuốc xịt côn trùng thông thường, mà phải mua thuốc diệt côn trùng ở viện vệ sinh dịch tễ hoặc phải nhờ những công ty chuyên diệt côn trùng như PestCARE mới xử lý hiệu quả và triệt để.
Theo BS Nguyễn Thành, Phòng khám, BV Da liễu Trung Ương, những bệnh nhân tới khám do độc tố kiến ba khoang nhẹ thì ngứa rát, nặng hơn thì sưng, phồng rộp, nhiễm trùng, điều trị hàng tuần mới khỏi. Đã có bệnh nhân bị độc tố dính vào mắt, gây bỏng mắt khiến bị mù tạm thời.
Phòng tránh và xử lý
Theo BS Nguyễn Thành, độc tố pederin của kiến ba khoang có trong thân kiến. Do đó, nếu thấy kiến bò trên da người thì chớ đập giết chúng để hạn chế chất độc lan rộng. Bàn tay lỡ đập chết kiến ba khoang cần rửa sạch bằng xà phòng càng nhanh càng tốt để tránh độc tố kiến dính vào. Ngoài ra, BS còn lưu ý người dân là khi da bị tổn thương tấy đỏ, lan rộng phải đi khám, không nên tự ý mua thuốc điều trị, bởi trong các loại thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid, chất giải độc tố… nên cần có bác sĩ chỉ định mới được dùng. Điều trị đúng thì 1 tuần là khỏi, nhưng chữa trị muộn có thể để lại sẹo.
Loài này cực kỳ nguy hiểm bởi nó có vi khuẩn cộng sinh, chạm vào da người sẽ tiết ra chất gây kích ứng da, nhất là người có cơ địa dị ứng với côn trùng. Nếu người không có cơ địa dị ứng thì 2 -3 giờ sau là khỏi. Nếu người có cơ địa dị ứng thì 12 tiếng sau khi bị đốt mới phồng rộp lên”. Ở các khu nhà có quá nhiều kiến nên phun thuốc trừ diệt côn trùng trên tường từ 2m trở xuống cả trong và ngoài nhà. Cách này tốn kém và phải pha đúng tỉ lệ 7ml thuốc/8lít nước, mùi thuốc rất khó chịu và buộc gia chủ phải “sơ tán” ít ngày, vì vậy cần cân nhắc khi sử dụng. Đơn giản hơn là các căn hộ ở chung cư cao tầng, khu đô thị có thể dùng lưới chống kiến 3 khoang, muỗi, côn trùng. Mùa côn trùng phát triển (các tháng 3, 4, 5 và các tháng 8, 9, 10 hàng năm) nên hạn chế bật đèn neon, đèn có ánh sáng xanh. Có thể bật đèn ban công để hút côn trùng chỗ đó, giảm bớt mật độ bay vào nhà.
Nếu kiến ba khoang đậu trên người trẻ thì thổi nhẹ cho nó bay đi chứ không giết chết, hoặc chà mạnh, ngoài đường nên tránh đứng dưới bóng đèn sáng, trong nhà nên thắp đèn có ánh sáng vàng, đỏ. Cứ 4 – 6 tháng xịt thuốc diệt côn trùng, kiến, muỗi, gián một lần.
Nơi có kiến nên thường xuyên quét dọn nhà cửa, giũ chăn màn, giường chiếu trước khi nằm, nhất là với trẻ em. Quần áo phơi phóng xong trước khi cất hay mặc cần giũ mạnh để loại bỏ kiến bám. Nếu cho trẻ đi chơi thì tránh chỗ đèn sáng.